Lễ hội Quán Thế Âm – lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc!

Lễ hội Quán Thế Âm chính là một nét văn hóa không thể thiếu của người dân Đà Nẵng. Đây là một lễ hội lớn không thể bỏ qua khi đi du lịch vào mùa xuân tại Đà Nẵng.

Giới thiệu về lễ hội

Lễ hội Quán Thế Âm được tổ chức vào ngày 19 tháng 2 Âm lịch hằng năm. Tại khu du lịch Ngũ Hành Sơn ( thành phố Đà Nẵng). Lần đầu tiên lễ hội được tổ chức vào năm 1960. Nhân ngày khánh thành tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở động Hoa Nghiêm thuộc ngọn Thủy Sơn.

Hai năm sau, lễ hội được tổ chức nhân dịp khánh thành chùa Quan Âm ở động Quan Âm. Là nơi phát hiện một khối thạch nhũ có hình tượng Phật bà Quán Thế Âm. Sau đó, vì nhiều lý do, lễ hội không được tổ chức trong một thời gian khá dài. Mãi đến ngày vía đức Phật bà Quan Thế Âm vào năm 1991 (19/2 năm Tân Mùi). Lễ hội Quán Thế Âm mới được khôi phục trở lại.

Nhiều hoạt động mới sẽ diễn ra trong phần lễ hội năm nay
Nhiều hoạt động mới sẽ diễn ra trong phần lễ hội năm nay

Nghi thức lễ hội

Theo Đại đức Thích Huệ Vinh, trụ trì chùa Quán Thế Âm, năm nay phần lễ tiếp tục diễn bao gồm:

Lễ rước ánh sáng tổ chức vào tối 18-2 âm lịch.

Lễ trai đàn chẩn tế tổ chức vào sáng 19-2 âm lịch: Lễ này cũng được tổ chức để cầu siêu, cúng thập loại chúng sinh. Thường trước đó đồng bào phật tử gửi danh sách những người thân của mình đã mất. Đến chùa để làm lễ cầu siêu. Trong lễ này phải mời người có giới phẩm đứng ra làm lễ.

Lễ thuyết giảng về Bồ tát Quán Thế Âm và dân tộc tổ chức vào sáng 19-2 âm lịch:  Ngợi ca lòng từ bi bác ái của đức Phật Bồ Tát Quán Thế Âm. Và cầu nguyện cho dân tộc an bình, thịnh vượng.

Lễ rước tượng Quán Thế Âm tổ chức vào cuối buổi sáng 19-2 âm lịch.

Lễ hội cầu nguyện quốc thái dân an
Lễ hội cầu nguyện quốc thái dân an

Sau các nghi lễ trên, bốn người khiêng kiệu trên có tượng Phật Bà Quán Thế Âm từ trên chùa. Và đi xuống chiếc thuyền đậu trên sông Cầu Biện. Sau đó cho thuyền chạy vòng quanh sông Cổ Cò. Lễ này nhằm cầu nguyện cho đồng bào, chúng sinh đi biển. Đi làm ăn trên sông nước được thuận lợi bình an.

 

 Phần nghi lễ rước vía phật bà Quán Thế Âm
Phần nghi lễ rước vía phật bà Quán Thế Âm

Phần hội của lễ

Ngoài ra để thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan. Năm nay theo ông  Nguyễn Hòa, Phó Chủ tịch UBND quận Ngũ Hành Sơn. Phó Trưởng ban Thường trực Ban tổ chức lễ hội Quán Thế Âm 2019 cho biết: Ban tổ chức xây dựng nhiều chương trình mới, hấp dẫn, như: trong khuôn viên chùa Đá. Sẽ diễn ra triển lãm mỹ thuật, tranh, ảnh, thư pháp, thư họa. Ra mắt đặc san Diệu Âm Lễ hội Quán Thế Âm 19-2, giao lưu thơ nhạc về Phật giáo.  Triển lãm tranh, ảnh với chủ đề “Thiền” và tranh, ảnh du lịch và thắng cảnh Ngũ Hành Sơn. Mở cửa tham quan Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên tại Việt Nam…

Rất nhiều phật tử tham gia lễ hội hằng năm
Rất nhiều phật tử tham gia lễ hội hằng năm

Đặc biệt, trong khuôn khổ lễ hội Quán Thế Âm-Ngũ Hành Sơn 2019. Có chương trình trình diễn nghi lễ Nabijum-di sản văn hóa phi vật thể của Hàn Quốc. Do đoàn Phật giáo và nghệ thuật Hàn Quốc biểu diễn. Các chương trình như hướng dẫn Thiền, biểu diễn Thiền Võ Đạo. Âm nhạc, thư pháp, hội họa, trà đạo. Cũng được chuẩn bị vô cùng kỹ lưỡng. Song song đó, đoàn nghệ thuật Nhật Bản cũng đem đến cho lễ hội các hoạt động. Như biểu diễn thư pháp nghệ thuật Nhật Bản, nghệ thuật cắm hoa Ikebana và triển lãm tranh. Và các loại ảnh, thư pháp, thư họa đem đến nhiều điều mới lạ và thú vị cho du khách .

Nhiều chương trình đặc sắc trong phần hội
Nhiều chương trình đặc sắc trong phần hội

Lễ hội Quán Thế Âm là một lễ hội lớn. Không chỉ truyền bá văn hóa Phật Giáo mà lễ hội còn lưu giữ và tiếp tục truyền bá. Phát triển  bản sắc văn hóa dân tộc. Đây hứa hẹn sẽ là một điểm đến hấp dẫn cho du khách trong mùa xuân năm nay!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bạn cũng có thể thích...